Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

CHỨNG NHẬN HỢP QUY BAO BÌ CHỨA ĐỰNG THỰC PHẨM


1. THÔNG TIN CHUNG

Ngày  30/08/2011, Bộ Y tế đã có Thông tư số 34/2011/TT-BYT ban hành kèm theo các quy chuẩn kỹ thuật về bao bì chứa đựng thực phẩm sau:

QCVN 12-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng nhựa tổng hợp

QCVN 12-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

QCVN 12-3:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng kim loại

Mới đây nhất, ngày 28/10/2015, Bộ Y tế cũng đã ra Thông tư số 35/2015/TT-BYT ban hành QCVN 12-4:2015/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, đồng thời

Như vậy tính đến nay, các loại bao bì chứa đựng thực phẩm bằng kim loại, cao su, nhựa tổng hợp, thủy tinh, gốm sứ đù phải được chứng nhận hợp quy.
Bao bì chứa đựng thực phẩm
2. CÁC BƯỚC CHỨNG NHẬN HỢP QUY BAO BÌ CHỨA ĐỰNG THỰC PHẨM:

- Trường hợp nhập khẩu: lấy mẫu thử nghiệm + giấy tờ nhập khẩu như CO, CH, Packing list

- Trưởng hợp sản xuất trong nước: Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, kế hoạch kiểm soát chất lượng (đánh giá quá trình sản xuất) + Thử nghiệm mẫu điển hình.

3. THỜI GIAN THỰC HIỆN:

- Bao bì nhập khẩu: chứng nhận hợp quy theo lô: 20 ngày

- Bao bì sản xuất trong nước: chứng nhận theo phương thức 5: 45 ngày

4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Giấy chứng nhận hợp quy bao bì

5. QUYỀN LỢI KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA VIETCERT

- Chi phí thấp, nhanh, đơn giản;

- Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc khi cần


  Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
  Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
  Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
  Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng


Liên hệ : Ms Phương - 0903 502 099
Mail: kinhdoanh.sup4@gmail.com

  



Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019

HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14001

ISO 14000 LÀ GÌ?
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía cạnh về quản lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính…

Ngày 14/09/2015 tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 14001:2015 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 14001:2004.

Phiên bản mới yêu cầu phải nắm bắt được thực trạng của tổ chức hay doanh nghiệp nhằm quản lý  rủi ro tốt hơn. Bên cạnh đó, phiên bản ISO 14001:2015 cũng chú trọng hơn tới vai trò của lãnh đạo đối với tổ chức hay doanh nghiệp trong công tác quản lý môi trường. Ngoài ra, sẽ có sự thay đổi theo hướng nâng cao hiệu quả môi trường bên cạnh việc cải tiến hệ thống quản lý.

NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT TRONG ISO 14001:2015
Quản lý môi trường chiến lược
Quản lý môi trường đóng một vai trò ngày càng tăng trong quá trình lập kế hoạch chiến lược của tổ chức. Một yêu cầu mới để hiểu bối cảnh của tổ chức đã được thiết lập nhằm xác định và tạo ra cơ hội đòn bẩy cho lợi ích của cả tổ chức và môi trường của tổ chức. Một chú ý đặc biệt dựa trên các vấn đề hoặc hoàn cảnh thay đổi liên quan đến các nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan (bao gồm cả yêu cầu điều chỉnh) và điều kiện môi trường địa phương, môi trường khu vực hoặc toàn cầu có thể ảnh hưởng, bị ảnh hưởng bởi hoạt động của tổ chức. Một khi xác định ưu tiên, các hành động để giảm thiểu rủi ro bất lợi hoặc khai thác các cơ hội có lợi được tích hợp trong các kế hoạch hoạt động của hệ thống quản lý môi trường.



Vai trò của lãnh đạo
Để đảm bảo sự thành công của hệ thống, một điều khoản mới đã được thêm vào để phân công trách nhiệm cụ thể đối với những người trong vai trò lãnh đạo nhằm thúc đẩy về quản lý môi trường trong tổ chức.

Công tác bảo vệ môi trường
Có một sự kỳ vọng lớn ở các tổ chức nhằm cam kết tiên phong trong việc bảo vệ môi trường khỏi bị tổn hại và suy thoái, phù hợp với bối cảnh của tổ chức. Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 không đưa ra định nghĩa khái niệm về “bảo vệ môi trường” nhưng lưu ý rằng nó có thể bao gồm phòng ngừa ô nhiễm, sử dụng tài nguyên bền vững, giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái, .v.v…

Kết quả hoạt động môi trường
Việc nhấn mạnh đến cải tiến liên tục, từ việc cải tiến hệ thống quản lý, nhằm mục đích nâng cao kết quả hoạt động môi trường. Phù hợp với các cam kết trong chính sách của mình và trong khả năng, tổ chức sẽ giảm lượng phát thải, nước thải và chất thải tới mức quy định của tổ chức.

Tư duy về vòng đời sản phẩm
Bên cạnh việc bổ sung các yêu cầu hiện tại để quản lý các khía cạnh môi trường liên quan đến hàng hóa và dịch vụ mua sắm, các tổ chức sẽ cần phải mở rộng việc kiểm soát và ảnh hưởng của họ với các tác động môi trường liên quan tới việc sử dụng sản phẩm và việc xử lý hay thải bỏ sản phẩm ở cuối vòng đời. Điều này không mang ý nghĩa là yêu cầu đánh giá vòng đời sản phẩm.

Trao đổi thông tin
Trao đổi thông tin bên ngoài và nội bộ được nhấn mạnh, được bổ sung trong việc phát triển chiến lược truyền thông. Điều này bao gồm yêu cầu về thông tin phù hợp và đáng tin cậy, và thiết lập cơ chế để mọi người làm việc dưới sự kiểm soát của tổ chức có thể đề xuất cải tiến liên quan đến hệ thống quản lý môi trường. Quyết định trao đổi thông tin với bên ngoài được lưu giữ bởi tổ chức, tuy nhiên quyết định này cần phải tính tới thông tin phải được báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý và sự mong đợi của các bên quan tâm.

Thông tin dạng văn bản
Phản ánh cuộc cách mạng trong hệ thống máy tính và điện toán đám mây để vận hành hệ thống quản lý, bản sửa đổi kết hợp thuật ngữ “thông tin được văn bản hóa” thay thế cho “tài liệu” và “hồ sơ”. Để nhất quán với tiêu chuẩn ISO 9001, tổ chức này sẽ sự linh hoạt khi xác định “thủ tục” khi nào là cần thiết để đảm bảo kiểm soát quá trình hiệu quả.
Sự thay đổi quan trọng đầu tiên liên quan đến cấu trúc của tiêu chuẩn ISO. Tương tự như thay đổi phiên bản của tiêu chuẩn ISO 9001, tổ chức ISO phát triển ISO Guide 83 và xuất bản Phụ lục SL 2013. Các nỗ lực để thống nhất tất cả các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý và tạo ra các cấu trúc thống nhất các tiêu chuẩn là lý do tại sao Phụ lục SL được xuất bản. Đây được coi là cấu trúc điển hình cho tất cả các tiêu chuẩn ISO về hệ thống quản lý. Khi nói đến sự tích hợp của nhiều tiêu chuẩn, cơ cấu thống nhất này sẽ tạo thuận lợi đáng kể quá trình thực hiện. Tất cả các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý sẽ có cùng một cấu trúc cấp cao (High-level structure – HLS) của Phụ lục SL này theo 10 điều khoản sau đây:
1. Phạm vi
2. Tài liệu tham khảo
3. Thuật ngữ
4. Bối cảnh của Tổ chức
5. Vai trò của lãnh đạo
6. Hoạch định
7. Hỗ trợ
8. Hoạt động
9. Đánh giá kết quả hoạt động
10. Cải tiến

Mọi chi tiết xin liên hệ Ms Phương - 0903509161 TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT.

CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH, ĐÁ ỐP LÁT

CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH, ĐÁ ỐP LÁT

1. Vì sao phải chứng nhận hợp quy gạch, chứng nhận hợp quy đá ốp lát?

Vì gạch ốp lát, đá ốp lát là các loại hàng hóa vật liệu xây dựng có quy định phải chứng nhận hợp quy theo thông tư 15/2014/TT-BXD và quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD

Gạch ốp lát, đá ốp lát là hàng hóa thuộc nhóm 2 thuộc nhóm hàng hóa có nguy cơ mất an toàn theo quy định của Bộ Xây dựng.

Gạch đá ốp lát

2. Đơn vị nào chứng nhận hợp quy gạch ốp lát, đá ốp lát?

Vietcert là đơn vị được Bộ Xây dựng chỉ định đánh giá chứng nhận hợp quy gạch ốp lát, đá ốp lát.

3. Các loại gạch ốp lát, đá ốp lát nào bắt buộc phải chứng nhận hợp quy ?

Các loại gạch, đá ốp lát sau phải chứng nhận hợp quy:
Gạch gốm ốp lát ép bán khô
Gạch gốm ốp lát đùn dẻo
Gạch gốm ốp lát – Gạch ngoại thất Mosaic
Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ
Đá ốp lát tự nhiên: Đá granite, đá hoa cương (đá marble), đá vôi….

4. Đơn vị nào phải chứng nhận hợp quy gạch ốp lát, đá ốp lát?

Các đơn vị nhập khẩu gạch ốp lát, đá ốp lát
Các đơn vị sản xuất, khai thác gạch ốp lát, đá ốp lát

5. Công dụng việc chứng nhận hợp quy cho gạch đá ốp lát:

Chứng nhận hợp quy là chấp hành pháp luật

Tạo niềm tin cho khách hàng về sản phẩm của mình

Tạo điều kiện thanh toán công trình

Nâng cao tính cạnh tranh

6. Quy trình chứng nhận hợp quy gạch ốp lát, đá ốp lát

a. Với đơn vị sản xuất trong nước thì quy trình chứng nhận hợp quy như sau:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy

Bước 2: Sắp xếp thời gian đánh giá

Bước 3: Tiến hành đánh giá và lấy mẫu thử nghiệm

Bước 4: Khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có)

Bước 5: Cấp chứng nhận hợp quy

Bước 6: Hướng dẫn công bố hợp quy tại Sở Xây dựng

Cần chú ý: Với các đơn vị sản xuất trong nước thì cần có ISO 9001, nếu không có thì Vietcert sẽ đánh giá và cấp song song chứng chỉ ISO 9001 và hợp quy

b. Với đơn vị nhập khẩu quy trình chứng nhận hợp quy như sau:

Bước 1: Cung cấp thông tin cho Vietcert theo bản đăng ký chứng nhận.

Bước 2: Nộp bản đăng ký chứng nhận và hồ sơ đăng ký cho Vietcert, hồ sơ đăng ký gồm: Hợp đồng, hóa đơn, Bill, Packing list, ISO 9001 của nhà máy sản xuất, CO/CQ, tờ khai hải quan.

Bước 3: Nộp cho Hải quan bản đăng ký chứng nhận và đưa hàng về kho bảo quản (nếu được phép) đồng thời hẹn lịch đánh giá, lấy mẫu

Bước 4: Tiến hành đánh giá, lấy mẫu thử nghiệm

Bước 5: Cấp kết quả hợp quy


Bước 6: Hướng dẫn công bố hợp quy tại Sở Xây dựng


TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

  Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
  Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
  Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
  Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Liên hệ : Ms Phương - 0903502099
               Mail :nguyenphuong.vietcert92@gmail.com

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT


Thuốc bảo vệ thực vật là một trong những mặt hàng có thể gây tác động đến môi trường và sức khỏe con người cho nên việc hợp quy thuốc bảo vệ thực vật là rất cần thiết trong thời điểm hiện tại để giảm thiểu tác hại của thuốc và loại bỏ những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn ra khỏi thị trường.

1. LỢI ÍCH CỦA VIỆC CHỨNG NHẬN HỢP QUY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Là sự khẳng định của doanh nghiệp đến với người sử dụng và cơ quan có trách nhiệm kiểm soát là sản phẩm của họ an toàn đáng tin cậy được sản xuất với mục đích bảo vệ nông sản, mùa màng của nông dân và không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Tạo nên lợi thế cạnh tranh và chiếm được nhiều thị phần trên thị trường thuốc bảo vệ thực vật nhờ sự tin cậy của người khách hàng.

Sản phẩm được công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật đạt tiêu chuẩn sẽ giúp nhà sản xuất giảm thiểu rủi ro và chi phí nếu chất lượng sản phẩm tung ra thị trường không phù hợp.

Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp sẽ được nâng cao trên thị trường.


2. HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP QUY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả của tổ chức chứng nhận hợp quy hồ sơ bao gồm:

- Bản công bố hợp quy đúng mẫu ban hành của nhà nước

- Bản sao công chứng chứng nhận sản phẩm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định

- Bản trình bày chung về các đặc tính của sản phẩm ,tính năng và công dụng của nó.

Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh của tổ chức cá nhân hồ sơ bao gồm:

- Bản công bố hợp quy đúng mẫu ban hành của nhà nước

- Bản trình bày chung về các đặc tính của sản phẩm, tính năng và công dụng của nó.

- Kết quả thử nghiệm tại phòng thử nghiệm của tổ chức hoặc địa điểm được chỉ định

- Kế hoạch quản lý và quy trình sản xuất được áp dụng theo đúng quy định

- Kế hoạch giám sát định kỳ

- Bản báo cáo hợp quy bao gồm đầy đủ tên đối tượng, nhãn hiệu, tài liệu kỹ thuật, tên địa chỉ doanh nghiệp sản xuất…

3. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN CÔNG BỐ HỢP QUY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

- Tổ chức cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định

- Nộp hồ sơ công bố hợp quy và lấy giấy hẹn

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kiểm tra sự phù hợp và trả kết quả cho cá nhân theo hẹn


--------------------------------------------



Phòng phân bón - Thuốc BVTV - TACN:

Liên hệ : Ms Trịnh Nga- 0903505830
Mail :trinhngavietcert@gmail.com

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng

Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội

Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột

Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ

Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng 

CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THỰC PHẨM

CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THỰC PHẨM

Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính Phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm: có quy định rõ các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm tại Việt Nam phải tiến hành Thủ tục Tự Công bố sản phẩm và Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi sản xuất và đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường.
công bố thực phẩm


ĐƠN VỊ CẤP PHÉP:


  • Cục an toàn thực phẩm
  • Ban Quản lý an toàn thực phẩm
  • Chi cục An toàn thực phẩm các Tỉnh/Thành phố

QUY TRÌNH THỰC HIỆN DỊCH VỤ CÔNG BỐ:


  • Sau khi tiếp nhận thông tin từ khách hàng chúng tôi sẽ cử đại diện đến gặp trực tiếp khách hàng để tư vấn và xem xét tính phù hợp của các giấy tờ.
  • Xem tình trạng sản phẩm và các thành phần phụ gia cấu tạo có được phép sử dụng không.
  • Chụp hình sản phẩm và bao bì chứa đựng sản phẩm.
  • Xây dựng chỉ tiêu và nhận mẫu đi gửi kiểm nghiệm tại Trung tâm kiểm nghiệm được Bộ Y Tế công nhận.
  • Soạn thảo hồ sơ Tự công bố sản phẩm và hồ sơ Đăng ký bản công bố sản phẩm theo đúng quy định của Bộ Y Tế, và không những ra công bố mà còn thuận lợi cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp sau này.
  • Gửi khách hàng ký hồ sơ và tiến hành nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công của các đơn vị quản lý nhà nước.
  • Xử lý các thông tin, nội dung hồ sơ để thúc đẩy việc hoàn tất đăng ký.
  • Đến trực tiếp công ty giao kết quả hồ sơ công bố cho khách hàng.

CÁC LOẠI THỰC PHẨM TỰ CÔNG BỐ:


  • Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn (sản xuất trong nước và nhập khẩu/xuất khẩu)
  • Phụ gia thực phẩm (đơn chất, hồn hợp có công dụng theo danh mục Phụ gia thực phẩm do Bộ Y tế ban hành).
  • Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
  • Dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

CÁC LOẠI THỰC PHẨM PHẢI ĐĂNG KÝ BẢN CÔNG BỐ SẢN PHẨM:


  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Thực phẩm dinh dưỡng y học, Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
  • Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
  • Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

CÁC THÔNG TIN DOANH NGHIỆP CẦN CUNG CẤP HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐ


  • Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp
  • Bản tự công bố sản phẩm
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025.
  • Mẫu nhãn sản phẩm hoặc hình ảnh chụp trực tiếp từ nhãn sản phẩm.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với sản phẩm thực phẩm được sản xuất trong nước).

CÁC THÔNG TIN DOANH NGHIỆP CẦN CUNG CẤP HỒ SƠ ĐĂNG KÝ BẢN CÔNG BỐ SẢN PHẨM


  • Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu gồm:
  • Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Bản công bố sản phẩm.
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate ) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung đảm bảo an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự kèm bản sao chứng thực).
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025.
  • Bằng chứng khoa học chứng minh tác dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên chức năng đã công bố.
  • Mẫu nhãn sản phẩm hoặc hình ảnh chụp trực tiếp từ nhãn sản phẩm.
  • Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước gồm:
  • Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Bản công bố sản phẩm.
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025.
  • Bằng chứng khoa học chứng minh tác dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên chức năng đã công bố.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Mẫu nhãn sản phẩm hoặc hình ảnh chụp trực tiếp từ nhãn sản phẩm.

 THỜI GIAN HOÀN THÀNH CÔNG BỐ:


  • Thời gian hoàn thành hồ sơ Tự công bố: 10-15 ngày làm việc bao gồm thời gian kiểm nghiệm.
  • Thời gian hoàn thành hồ sơ Đăng ký bản công bố: 15-20 ngày làm việc KHÔNG bao gồm thời gian kiểm nghiệm. (Riêng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe thời gian 20-30 ngày làm việc).


TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT


  • Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
  • Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
  • Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng


Liên hệ : Ms Thủy - 0903515531
               Mail :lethuytranvietcert@gmail.com

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019

CHỨNG NHẬN HỢP QUY TRO BAY

CHỨNG NHẬN HỢP QUY TRO BAY (QCVN16:2017/BXD)

Tại sao cần chứng nhận hợp quy Tro bay
Tro bay thuộc " Nhóm sản phẩm Xi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông" theo quy định tại QCVN 16:2017/BXD.
Như vậy, sản phẩm Tro bay phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường.

Tro bay

Phương thức đánh giá hợp quy Tro bay




Phương thức 1
Phương thức 5
Phương thức 7
Chứng nhận
Thử nghiệm mẫu điển hình
Thử nghiệm mẫu điển hình
Đánh giá quá trình sản xuất
Thử nghiệm mẫu đại diện.
Đánh giá lô ssản phẩm hàng hóa.
Giám sát
Thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu
Thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sanr xuất.

Hiệu lực
01 năm
Chỉ có giá trị đối với kiểu loại sản phẩm hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm.
Không quá 3 năm
Chỉ có giá trị cho lô sản phẩm hàng hóa
Áp dụng
Nhập khẩu
Đã áp dụng ISO 9001 hoặc tương đương
Sản xuất
Đã áp dụng ISO 9001 hoặc tương đương.
Nhập khẩu
Sản Xuất

Nhập khẩu

Quy trình chứng nhận Hợp quy Tro bay
Bước 1: Đăng ký chứng nhận
Bước 2: Xem xét trước đánh giá
Bước 3: Đánh giá chứng nhận
Bước 4: Thẩm xét hồ sơ sau đánh giá
Bước 5: cấp giấy chứng nhận
Bước 6: Giám sát định kỳ
Bước 7: Chứng nhận lại.

Quy trình công bố hợp quy Tro bay
Công bố hợp quy Tro bay: theo quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TTBKHCN

Trình tự công bố hợp quy Tro bay

Bước 1: Đánh giá hợp quy theo QCVN 16:2017/BXD
Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy vật liệu xây dựng tại Sở xây dựng.

Hồ sơ công bố hợp quy Tro bay
1. Bản công bố hợp quy;
2. Bản mô tả chung về sản phẩm;
3. Chứng chỉ chứng nhận hợp quy.

Các chỉ tiêu thử nghiệm và Yêu cầu kỹ thuật Tro bay

STT
Sản phẩm
Chỉ tiêu thử nghiệm
Yêu cầu kỹ thuật
Phương pháp thử nghiệm
Số lượng mẫu lấy
6
Tro bay dùng cho bê tông, vữa xây
1. Hàm lượng canxi oxit tưj do (CaO td)
Bảng 1 của TCVN 10302:2014
TCVN 141:2008
Mẫu đơn được lấy ở ít nhất 5 vị trí khác nhau trong lô, mỗi vị trí lấy tối thiểu 2kg
2. Hàm lượng lưu huỳnh, hợp chất lưu huỳnh tính quy đổi ra SO3
3.Hàm lượng mất khi nung (MKN).
TCVN 8262:2009
4.Hàm lượng kiềm có hại (kiềm hòa tan).
TCVN 68826:2011
5.Hàm lượng ion clo (Cl-)
TCVN 8826:2011
6.Hoạt độ phóng xạ tự nhiên Aeff
Phụ lục A của TCVN 10302:2014

Tro bay dùng cho xi măng
1.Hàm lượng mất khi nung (MKN)
Bảng 2 của TCVN 10302:2014
TCVN 8262:2009
Mẫu đơn được lấy ở ít nhât 5 vị trí khác nhau trong lô, mỗi vị trí lấy tối thiểu 2 kg. Mẫu thử được lấy từ hỗn hợp các mẫu đơn theo phương pháp chia tư
2.Hàm lượng SO3
TCVN 141:2008
3.Hàm lượng canxi oxit tự do (CaOtd)

4.Hàm lượng kiềm có hại (kiềm hoa tan)
TCVN 6882:2016
5.Chỉ số hoạt tính cường độ đối với xi măng
TCVN 6882:2016
6.Hoạt độ phóng xạ tự nhiên Aeff
Phụ lục A của TCVN 10302:2014

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

  Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
  Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
  Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
  Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Liên hệ : Ms Phương - 0903502099
               Mail :nguyenphuong.vietcert92@gmail.com

Chứng nhận/ Công bố hợp quy thực phẩm

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỰC PHẨM - 0903509161 - Ms Phương


                            Chứng nhận/ Công bố hợp quy thực phẩm
Thực phẩm sản xuất trong nước và Nhập khẩu:
  • Thực phẩm thường
  • Thực phẩm chức năng và bổ sung vi chất dinh dưỡng
  • Phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến
  • Bao bì dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Chứng nhận hệ thống: 
  • Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008
  • Chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004
  • Chứng nhận hệ thống phân tích nhận diện và kiểm soát mối nguy HACCP
  • Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005
Đồng thời chúng tôi còn cung cấp dịch vụ Quy chuẩn hệ thống quản lý chất lượng.
- Được sự chỉ định của Cục ATTP theo quyết định số 773/QĐ-ATTP và quyết định số 576/QĐ-ATTP đối với lĩnh vực đánh giá chứng nhận hợp quy thực phẩm.
- Được công nhận là tổ chức có đủ năng lực của BOA/ Bộ KHCN trong lĩnh vực thực phẩm.
Theo quyết định này, VietCert - Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy đủ năng lực thực hiện việc chứng nhận hợp quy thực phẩm sau:
- Chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT
- Chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT
- Chất được sử dụng để bổ sung kẽm, sắt, calci, magnesi, iod, acid folic vào thực phẩm QCVN 03:2010/BYT
- Phụ gia thực phẩm QCVN 04:2010/BYT
- Sản phẩm sữa dạng lỏng, dạng bột, chất béo từ sữa, sữa lên men, phomat 
QCVN 05:2010/BYT
- Đồ uống không cồn, đồ uống có cồn, nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai QCVN 06:2010/BYT
- Giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm, vi sinh vật, kim loại nặng trong thực phẩm 
QCVN 08:2011/BYT
- Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, muối ăn bổ sung iod QCVN 09:2011/BYT
- Nước đá dùng liền QCVN 10:2011/BYT
- Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ QCVN 11:2012
- Bao bì dụng cụ bằng nhựa tổng hợp, bằng cao su, bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm QCVN 12:2011/BYT