Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN CHĂN NUÔI

ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN CHĂN
NUÔI

HỢP QUY THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản chính thức có hiệu lực từ ngày 20 tháng 5 năm 2017. Theo đó Thức ăn chăn nuôi mới sau khi khảo nghiệm, cần phải công bố Tiêu Chuẩn Cơ Sở, Chứng Nhận và Công Bố Hợp Quy.
Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT “BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA LĨNH VỰC THỨC ĂN CHĂN NUÔI” chính thức có hiệu lực ngày 26 tháng 01 năm 2017. Ban hành kèm theo Thông tư này là “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn nuôi”, Ký hiệu: QCVN 01 - 183:2016/BNNPTNT
 Theo đó quy định, trước khi lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn chăn nuôi phải làm thủ tục công bố hợp quy tại Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn địa phương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định.

      Một số Quy Chuẩn Quốc Gia của Thức Ăn Chăn Nuôi:

STT
Tên văn bản
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
Nội dung chính
1
QCVN01-183:2016/BNNPTNT
(Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi)
26/07/2016
26/01/2017
Quy chuẩn đặc tính kỹ thuật quốc gia  TACN hỗn hợp cho gia súc và gia cầm, quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng:
  • Độc tố Aflatoxin
  • Kim loại nặng A3, Cd, Hg, Pb
  • Vi sinh vật: Colifoms, Staphylococus aureus, clostridium, perfrigens, P.coli, salmonella.

2
QCVN01-77:2011/BNNPTNT
(Chứng nhận hợp quy cở sở đủ điều kiện sản xuất)
12/09/2011
12/03/2012
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sơ sản xuất TACN. Thương mại, điều kiện đảm bảo vệ sinh ATTP.
  • Yêu cầu về cơ sở, vật chất
  •  Yêu cầu trong sản xuất
  • Yêu cầu người lao động
  • Yêu cầu về vệ sinh chung

3
QCVN01-78:2011/BNNPTNT
(Quy chuẩn áp dụng cho chứng nhận hợp quy nguyên liệu thức ăn)
12/09/2011
12/03/2012
  Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia TACN, các chỉ tiêu vi sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong TACN
  Đối với 10 loại nguyên liệu TACN

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY SẢN PHẨM THỨC ĂN CHĂN NUÔI THEO PHƯƠNG THỨC 5:
  • Làm hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy tại đơn vị được chỉ định chứng nhận
  • Đơn vị chứng nhận tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký
  • Đơn vị chứng nhận sắp xếp chuyên gia đến đánh giá và lấy mẫu tại nơi sản xuất
  • Tiến hành thử nghiệm mẫu tại phòng thử nghiệm được chỉ định
  • Nếu kết quả đánh giá và thử nghiệm mẫu đạt thì cấp giấy chứng nhận hợp quy có thời hạn 3 năm. Trong 3 năm tiến hành giám sát 12 tháng/lần.
  • Đánh giá giám sát hàng năm tại nhà máy và thử nghiệm mẫu lấy tại nhà máy hoặc trên thị trường
Những thông tin cơ bản trên đây mà VIETCERT chúng tôi cung cấp hy vọng có thể giúp ích phần nào cho việc tìm hiểu của quý khách. Ngoài ra VIETCERT chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, thực hiện chứng nhận Hợp Quy thức ăn chăn nuôi, ISO,… trên toàn quốc hiện nay, mọi nhu cầu hay thắc mắc liên quan, quý khách hãy liên hệ ngay cho VIETCERT để được hỗ trợ sớm và tư vấn hoàn toàn miễn phí

·      Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
·      Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
·      Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
·      Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
·      Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
·      Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
   Hotline: Thành Vinh - 0903 50 52 71
Skype: vietcert.kinhdoanh93@gmail.com

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

KHẢO NGHIỆM THỨC ĂN CHĂN NUÔI MỚI

KHẢO NGHIỆM THỨC ĂN CHĂN NUÔI MỚI

I.    Khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi mới:
Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản chính thức có hiệu lực từ ngày 20 tháng 5 năm 2017.
Theo đó Thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới bắt buột phải làm khảo nghiệm (Quy định tại điểm a khoản 1 điều 10 chương 3 của thông tư số 39/2017/NĐ-CP về “Quản lý Thức ăn chăn nuôi, thủy sản)
   Thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới không phải khảo nghiệm: (Quy định tại điểm b khoản 1 điều 10 chương 3 của thông tư số 39/2017/NĐ-CP về “Quản lý Thức ăn chăn nuôi, thủy sản)
  • Là kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật.
  • Thức ăn chăn nuôi đã được khảo nghiệm và được lưu hành ở các nước đã thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam.

II.   Quy trình khảo nghiệm Thức ăn chăn nuôi: (Quy định tại Điều 4 Chương 2 của Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT “Hướng dẫn thực hiện nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản”)
Việc khảo nghiệm phải được thực hiện theo quy trình do Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi xây dựng, phù hợp với từng đối tượng vật nuôi.
    Trường hợp đối tượng vật nuôi chưa có quy trình khảo nghiệm thì khảo nghiệm theo quy trình do cơ sở khảo nghiệm tự xây dựng và được hội đồng thẩm định đề cương khảo nghiệm do Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi thành lập chấp nhận.
Quy trình khảo nghiệm phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
1. Kiểm tra ban đầu: Phân tích trong phòng thí nghiệm.
2. Đánh giá tác động của sản phẩm trên vật nuôi về khả năng sinh trưởng, phát triển, sức sản xuất của vật nuôi và môi trường.
         3. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:

  •  Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, sức sản xuất của vật nuôi;
  •  Tỷ lệ nuôi sống, trạng thái sức khỏe qua các giai đoạn phát triển của vật nuôi;
  •  Hệ số chuyển hóa thức ăn;
  •  Dư lượng kháng sinh, hóa chất độc hại khác trong sản phẩm vật nuôi và môi trường
  •  Đánh giá biến động các chỉ tiêu môi trường trong quá trình nuôi có liên quan đến đặc tính sản phẩm (đối với thức ăn thủy sản)Các chỉ tiêu khác có liên quan (nếu có).

III.  Đăng ký khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới(Quy định tại Điều 11 chương 3 của thông tư số 39/2017/NĐ-CP về “Quản lý Thức ăn chăn nuôi, thủy sản)
       Tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới lập 01 bộ hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
       Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới.
b) Đề cương khảo nghiệm.
c) Bản thuyết minh điều kiện của cơ sở thực hiện khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản
       Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện.
       Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành soát xét, phê duyệt nội dung đề cương khảo nghiệm, kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm và ban hành quyết định về nội dung đề cương khảo nghiệm.
       Sau khi kết thúc khảo nghiệm, tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi, thủy sản khảo nghiệm báo cáo kết quả khảo nghiệm về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
       Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá kết quả khảo nghiệm và ban hành quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới.
        Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập đoàn công tác kiểm tra hoạt động khảo nghiệm


        Sau khi khảo nghiệm, cần phải công bố Tiêu Chuẩn Cơ Sở, Chứng Nhận Hợp Quy và Công Bố Hợp Quy cho sản phẩm Thức Ăn Chăn Nuôi. Các doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện đúng quy định tránh bị xử phạt, để được hỗ trợ tư vấn thực hiện nhanh chóng chi tiết hơn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi ngay hôm nay

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

  •  Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
  •  Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  •  Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
  • Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
  • Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Hotline: Thành Vinh - 0903 50 52 71
Skype: vietcert.kinhdoanh93@gmail.com