Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Chứng nhận hợp quy sơn - 0905527089

Chứng nhận hợp quy sơn

1. Các loại sơn phải chứng nhận hợp quy:
Theo quy định của Quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD thì tất cả các loại sơn sau đây đều phải chứng nhận hợp quy:

Nhóm sơn tường dạng nhũ tương
Nhóm sơn Epoxy
Nhóm sơn Alkyd
Như vậy: Các đơn vị sản xuất và nhập khẩu sơn đều phải thực hiện chứng nhận và kiểm tra chất lượng nhà nước.


2. Thủ tục chứng nhận hợp quy sơn:
Thủ tục chứng nhận hợp quy sơn theo Quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD cho các đơn vị sản xuất trong nước: Các đơn vị sản xuất sơn trong nước được chứng nhận theo phương thức 5 (theo thông tư 28/2012 của Bộ KHCN), quy trình chứng nhận như sau:

Cung cấp thông tin sản phẩm và thông tin công ty  qua bản đăng ký chứng nhận
Tiến hành soạn thảo hợp đồng
Tiến hành đánh giá tại nhà máy và thực hiện lấy mẫu thử nghiệm
Cấp chứng chỉ hợp quy
Chú ý: Với các đơn vị sản xuất trong nước thì yêu cầu cần có Hệ thống quản lý ISO 9001

Thủ tục chứng nhận hợp quy sơn cho các đơn vị nhập khẩu: Với các đơn vị nhập khẩu sơn thì được chứng nhận theo phương thức 7 (theo thông tư 28/2012 của Bộ KHCN), quy trình chứng nhận như sau:

Đơn vị nhập khẩu tiến hành đăng ký chứng nhận sản phẩm
Cung cấp các hồ sơ nhập khẩu cần thiết (Hợp đồng, hóa đơn, bill, packing list, CO, CQ, ISO 9001 (nếu có), tờ khai hải quan (có thể bổ sung sau)
Nộp cho Hải quan bản đăng ký chứng nhận để tiến hành lấy hàng về kho bảo quản (nếu được phép), lấy mẫu tại kho hoặc tại cảng để đem về thử nghiệm
Cấp chứng chỉ hợp quy khi có kết quả
Trung tâm giám định chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy VietCert.
Liên hệ: Ms Vy-0903520599

Chứng nhận hợp quy ống nhựa uPVC - 0905527089


Chứng nhận hợp quy ống nhựa uPVC

1. Thế nào là chứng nhận hợp quy?
Sản phẩm ống nhựa uPVC là sản phẩm vật liệu xây dựng có yêu cầu chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2014/BXD.

Chứng nhận hợp quy là việc xác định, đánh giá các đối tượng thuộc phạm vi quy chuẩn kỹ thuật quy định để so sánh với các yêu cầu của quy chuẩn và đưa ra kết luận cụ thể.
Chứng nhận hợp quy Vật liệu xây dựng theo quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD là thực hiện đánh giá và so sánh các yếu tố của vật liệu xây dựng với các yêu cầu của quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD để đưa ra kết luận.
2. Đơn vị nào cần chứng nhận hợp quy cho sản phẩm ống nhựa uPVC?
Các đơn vị cần thực hiện chứng nhận sản phẩm ống nhựa uPVC phù hợp với quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD bao gồm:

Các đơn vị nhập khẩu ống nhựa uPVC
Các đơn vị sản xuất ống nhựa uPVC

3. Các bước thực hiện chứng nhận ống nhựa uPVC phù hợp Quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD:
Trường hợp 1: Đối với các công ty nhập khẩu

Đối với các công ty nhập khẩu thì phương pháp đánh giá và chứng nhận thực hiện cho từng lô hàng nhập về (gọi là chứng nhận hợp quy theo phương thức 7), quy trình chứng nhận hợp quy như sau:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận, có thể đăng ký trước khi hàng về cảng.

Bước 2: Cung cấp hồ sơ, hồ sơ chứng nhận hợp quy gồm: Hợp đồng; hóa đơn; bill of lading; packinglist; tờ khai nhập khẩu (tờ khai có thể bổ sung khi hàng về)

Bước 3: Cầm bản đăng ký chứng nhận hợp quy xuống cảng để làm các thủ tục đăng ký với Hải Quan và xin giải phóng hàng về kho, tiến hành đánh giá lô hàng tại kho và lấy mẫu thử nghiệm.

Bước 4: Thực hiện đánh giá lô hàng tại kho và lấy mẫu thử nghiệm.

Bước 5: Cấp chứng chỉ phù hợp quy chuẩn khi có kết quả thử nghiệm.


Trường hợp 2: Đối với các công ty sản xuất ống nhựa uPVC trong nước, các bước thực hiện chứng nhận hợp quy như sau:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy.

Bước 2: Thực hiện báo phí và ký hợp đồng chứng nhận

Bước 3: Tiến hành đánh giá chứng nhận tại nhà máy và lấy mẫu thử nghiệm

Bước 4: Cấp chứng nhận hợp quy


4. Không thực hiện chứng nhận hợp quy thì có làm sao không?
Theo quy định tại nghị định 80 của Chính phủ, nếu không thực hiện chứng nhận hợp quy thì mức phạt tiền sẽ từ 50 tới 100 triệu. Ngoài ra không được lưu thông sản phẩm trên thị trường
Trung tâm giám định chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy VietCert.


Liên hệ: Ms Vy-0903520599
CĂN CỨ CHỨNG NHẬN HỢP QUY THIẾT BỊ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ:
Chứng nhận hợp quy điện, điện tử là điều cần thiết với các thiết bị điện hiện nay. Căn cứ thực hiện theo:

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử (QCVN 4:2009/BKHCN) ban hành kèm theo Thông tư số 21/2009/TT-BKHCN ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây viết tắt là QCVN 4:2009/BKHCN).
Thông tư số 28/ 2012/TTBKHCN ban hành ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.
Chứng nhận hợp quy sản phẩm điện và điện tử sản xuất trong nước được áp dụng theo phương thức 5. Hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy sản phẩm điện và điện tử trong sản xuất do doanh nghiệp lập theo hướng dẫn của tổ chức chứng nhận.

       

LỢI ÍCH CỦA CHỨNG NHẬN HỢP QUY THIẾT BỊ ĐIỆN, ĐIỆN TỬ:
 Giúp doanh nghiệp của bạn tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường ngay khi mới bước chân vào đó.
 Tạo được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp chưa có giấy chứng nhận hợp quy điện, điện tử.
 Chứng nhận hợp quy giúp gây dựng được niềm tin đối với khách hàng, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng trong tương lai, cũng như khi tung ra sản phẩm mới.

DỊCH VỤ CHỨNG NHẬN HỢP QUY THIẾT BỊ ĐIỆN, ĐIỆN TỬ TẠI VIETCERT
 Tổ chức chứng nhận uy tín với văn phòng đại diện và chi nhánh khắp các tỉnh thành giúp việc đánh giá nhanh và tiết kiệm tối đa chi phí cho đơn vị.
 Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chuyên viên tư vấn nắm rõ các văn bản pháp luật để hỗ trợ những vướng mắc tốt nhất cho đơn vị;
 VIETCert được chỉ định chứng nhận hợp quy thiết bị điện, điện tử phù hợp QCVN 4:2009/BKHCN.
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
XIN GỬI ĐẾN QUÝ VỊ CÁC DỊCH VỤ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY PHÂN BÓN, THỨC ĂN CHĂN NUÔI, VẬT LIỆU XÂY DỰNG, THỰC PHẨM,...
LIÊN HỆ MS QUÂN


QUY ĐỊNH VỀ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN- 0905527089

Trước kia, hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón chịu sự điều chỉnh của nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón và các thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT, 04/2015/TT-BNNPTNT, 29/2014/TT-BCT. Tuy nhiên, các văn bản trên đã hết hiệu lực và được thay thế bởi nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 đã góp phần làm đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu phân bón, khi mà cơ quan quản lý trực tiếp bây giờ là Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, thực tế quy trình nhập khẩu phân bón có đơn giản hay không thì còn phải xem xét.
Vậy, nghị định số 108/2017/NĐ-CP quy định như thế nào về việc nhập khẩu phân bón? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Để hoàn thành các bước nhằm nhập khẩu mặt hàng phân bón mới, bạn cần thực hiện 4 công việc chính như sau:
Khảo nghiệm phân bón; 
Công nhận lưu hành phân bón nhập khẩu lần đầu; 
Kiểm tra chất lượng (KTCL) nhà nước về phân bón nhập khẩu ; 
Công bố hợp quy.
Tôi sẽ trình bày chi tiết từng bước ngay trong phần tiếp sau đây…
Kiểm hóa phân bón nhập khẩu
Kiểm hóa phân bón nhập khẩu
Khảo nghiệm và công nhận phân bón lưu hành
Đối với phân bón lần đầu nhập khẩu phải tiến hành công nhận lưu hành phân bón với Cục Bảo vệ thực vật, thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Những phân bón sau khi được công nhận lưu hành hoặc đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam từ trước, thì có thể nhập khẩu mà không cần xin thêm giấy phép nhập khẩu, trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2, điều 27, nghị định số 108/2017/NĐ-CP.
Tuy nhiên, để được công nhận lưu hành phân bón, bạn cần phải khảo nghiệm phân bón trước đã nhé.
1. Thủ tục tiến hành khảo nghiệm phân bón nhập khẩu:
Các phân bón lần đầu công nhận lưu hành hoặc công nhận lưu hành lại tại Việt Nam phải tiến hành công đoạn khảo nghiệm này, trừ một số loại phân bón sau thì có thể làm công nhận lưu hành luôn mà không cần khảo nghiệm, như: 
Phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ truyền thống: như phân rác, phân xanh, phân chuồng…
Phân bón đơn: như phân đạm, phân lân, phân kali…
Phân bón phức hợp: như phân NPK…
(tham khảo khoản 2, điều 13, nghị định 108/2017/NĐ-CP). 
Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm (bước đầu tiên của thủ tục nhập khẩu phân bón):
Đơn đăng ký khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
Tài liệu kỹ thuật đối với phân bón đăng ký khảo nghiệm theo Mẫu số 05 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
Đề cương khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Các bước tiến hành khảo nghiệm phân bón:
- Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu phân bón về khảo nghiệm. Hồ sơ và trình tự xin giấy phép nhập khẩu thì bạn hãy tham khảo thêm điều 29, nghị định 108/2017/NĐ-CP nhé.
- Bước 2: Gửi đơn đăng ký khảo nghiệm, tài liệu kỹ thuật và đề cương khảo nghiệm phân bón đến Cục bảo vệ thực vật thuộc Bộ NNPTNT
- Bước 3: Cục Bảo vệ thực vật thành lập hội đồng xét duyệt đề cương khảo nghiệm và cho phép doanh nghiệp khảo nghiệm phân bón. 
- Bước 4: Tiến hành khảo nghiệm. Trong vòng 2 năm kể từ lúc khảo nghiệm, khi có kết quả khảo nghiệm phải gửi kết quả khảo nghiệm đến Cục Bảo vệ thực vật để thành lập hội đồng xét duyệt kết quả.
- Bước 5: Sau khi được hội đồng xét duyệt và cấp báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón, doanh nghiệp làm đơn dề nghị công nhận lưu hành với Cục Bảo vệ thực vật .
2. Công nhận lưu hành phân bón nhập khẩu lần đầu:
Hồ sơ công nhận lưu hành phân bón gồm có:
a) Đơn đề nghị công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP;
b) Bản thông tin chung về phân bón do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: loại phân bón, chỉ tiêu chất lượng chính, hàm lượng yếu tố hạn chế, công dụng, hướng dẫn sử dụng, thông tin chung về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu phân bón;
c) Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo mẫu số 02 hoặc kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh và có quyết định công nhận là tiến bộ kỹ thuật;
d) Mẫu nhãn phân bón theo đúng quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định 108/2017/NĐ-CP.
Trình tự các bước công nhận lưu hành phân bón nhập khẩu:
- Bước 1: Nộp hồ sơ
Bạn chuẩn bị hồ sơ và nộp qua đường bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia (VNSW) cho Cục Bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định để đánh giá hồ sơ công nhận
- Bước 3: Thông báo kết quả
Nếu hồ sơ đáp ứng các quy định về phân bón thì Cục Bảo vệ thực vật sẽ ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP, cụ thể thì bạn xem ví dụ như dưới đây nhé.
Công nhận phân bón lưu hành
Đến đây là bạn đã hoàn thành một nửa thủ tục nhập khẩu phân bón rồi, chúng ta đến bước tiếp theo.
Kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu và công bố hợp quy
1. Kiểm tra chất lượng phân bón:
Để hoàn thành thủ tục nhập khẩu phân bón, ngoài công nhận lưu hành bạn cũng cần hoàn thành kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu với Cục Bảo vệ thực vật, ngoại trừ phân bón quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g  khoản 2, điều 27, nghị định 108/2017/NĐ-CP, gồm:
Phân bón để khảo nghiệm (Đây là phân bón nhập mẫu để khảo nghiệm và công nhận lưu hành nhé bạn);
Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;
Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu;
Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học.
Trình tự tiến hành thủ tục KTCL phân bón nhập khẩu:
- Bước 1: Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ đăng ký KTCL trong thời gian 01 ngày làm việc.
- Bước 2: Lấy mẫu kiểm tra chất lượng
- Bước 3: Thông báo kết quả kiểm tra: 
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày lấy mẫu, Cục Bảo vệ thực vật ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho doanh nghiệp.
Hồ sơ đăng ký KTCL, bao gồm: 
- Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 22 tại Phụ lục I, nghị định 108/2017/NĐ-CP;
-  Bản sao các giấy tờ sau: Hợp đồng mua bán; danh mục hàng hóa kèm theo: Ghi rõ số lượng đăng ký, mã hiệu của từng lô hàng; hóa đơn hàng hóa; vận đơn (đối với trường hợp hàng hóa nhập theo đường không, đường biển hoặc đường sắt).
Sau khi kiểm tra chất lượng, bạn cần công bố hợp quy cho mặt hàng phân bón của mình và đây cũng là bước cuối cùng trong các thủ tục chuyên ngành để nhập khẩu phân bón.
Bạn cần lưu ý là những phân bón nào phải kiểm tra chất lượng thì đều cần công bố hợp quy nhé, mặc dù kiểm tra chất lượng nhà nước và công bố hợp quy là hai công việc độc lập với nhau và không thể sử dụng kết quả thử nghiệm của nhau. Việc công bố hợp quy được tiến hành theo Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT, nếu cần bạn có thể tham khảo thêm.
Trình tự công bố hợp quy:
Bước 1: Đánh giá hợp quy của đối tượng công bố với quy chuẩn kỹ thuật. Gồm 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức thứ ba có thẩm quyền chứng nhận hợp quy. Kết quả nhận được là giấy chứng nhận hợp quy như dưới đây:
- Trường hợp 2: Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh. Trường hợp này là bạn phải thử nghiệm mẫu tại phòng thử nghiệm được BNNPTNT chỉ định nhé.
Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy theo mẫu tại phụ lục 13 của thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký sản xuất, kinh doanh.
Hồ sơ công bố hợp quy:
- Đối với trường hợp sử dụng kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy:
Bản công bố hợp quy;
Bản sao có chứng thực chứng chỉ chứng nhận hợp quy của sản phẩm;
Bản mô tả chung về sản phẩm.
- Đối với trường hợp tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
Bản công bố hợp quy;
Bản mô tả chung về sản phẩm;
Kết quả thử nghiệm mẫu;
Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008;
Kế hoạch giám sát định kỳ;
Báo cáo đánh giá hợp quy và thông tin bổ sung khác.
Kết quả công bố hợp quy:
Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ công bố hợp quy nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về việc tiếp nhận bản công bố theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT. 
Đến đây là bạn đã hoàn thành công đoạn cuối cùng về thủ tục chuyên ngành đối với phân bón nhập khẩu rồi, sau đó bạn có thể làm thủ tục thông quan hải quan như bình thường.
Về thủ tục hải quan
Sau khi hoàn thành các công việc khảo nghiệm và công nhận lưu hành là bạn đã sẵn sàng để nhập khẩu chính thức mặt hàng phân bón mình cần vào Việt Nam.
Thời điểm hàng hóa về đến cảng, bạn mở tờ khai nhập khẩu như bình thường và làm công văn xin mang hàng về kho bảo quản. Tại kho, phân bón được lấy mẫu để tiến hành kiểm tra chất lượng và chờ  “Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu” của Cục Bảo vệ thực vật. Đồng thời, bạn tiến hành luôn công tác công bố hợp quy với sản phẩm của mình nhé. 
Sau cùng, bạn nộp “Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu” và “Giấy chứng nhận hợp quy” cho cơ quan Hải quan là lô hàng có thể thông quan
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN CHUẨN HỢP QUY VIETCERT, MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ: MS Trang- 0903516929 để được tư vấn và giải đáp mọi thăc mắc về chứng nhận hợp quy- chứng nhận ISO 9001,14000,22000, Quy trình thủ tục nhập khẩu phân bón.

Chứng Nhận Hợp Quy Sản Phẩm Dệt May theo QCVN 01: 2017 - 0905527089


Chứng Nhận Hợp Quy Sản Phẩm Dệt May theo QCVN 01: 2017




CĂN CỨ CÔNG BỐ HỢP QUY SẢN PHẨM DỆT MAY
Bắt đầu từ ngày 01/05/2018, các sản phẩm dệt may trước khi đưa ra thị trường phải được công bố hợp quy theo quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may.
Thông tư 21/2017
________________________________________
CÁC LỌAI SẢN PHẨM DỆT MAY PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY
Theo Quy chuẩn QCVN 01;2017/BCT thì các loại sản phẩm dệt may sau phải được chứng nhận hơp quy:
Nhóm số 01: Sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi; hoặc có chiều dài ≤100 cm đối với bộ liền.
Nhóm số 02: Sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da: là sản phẩm khi sử dụng có bề mặt sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da của người sử dụng.
Nhóm số 03: Sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da: là sản phẩm khi sử dụng có bề mặt sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da của người sử dụng.


________________________________________
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN HỢP QUY SẢN PHẨM DỆT MAY
hồ sơ công bố hợp quy sản phẩm dệt may bao gồm:
Trường hợp công bố hợp quy sản phẩm dệt may  dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất) :
Bản công bố hợp quy
Báo cáo tự đánh giá
Cam kết chất lượng phù hợp quy chuẩn và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá
Với hàng nhập khẩu cần bổ sung: nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính, xuất xứ, hợp đồng, vận đơn,…

Trường hợp công bố hợp quy sản phẩm dệt may  dựa trên kết quả chứng nhận/giám định của tổ chức chứng nhận/giám định đã được chỉ định (bên thứ ba)
Bản công bố hợp quy
Giấy chứng nhận phù hợp QCVN 01/2017/BCT kèm mẫu dấu hợp quy được tổ chức chứng nhận/giám định đã được chỉ định cấp (bản sao)
________________________________________
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY SẢN PHẨM DỆT MAY
1. Lấy thông tin từ khách hàng.
2. Tiến hành báo giá.
3. Ký kết kết hợp đồng.
4. Tiến hành hoạt động tư vấn, đánh giá nhà máy.
5. Thử nghiệm mẫu sản phẩm dệt may.
6. Cấp giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may.
7. Công bố hợp quy về formaldehyt trong sản phẩm dệt may lên Bộ Công Thương.
________________________________
Trung tâm giám định chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy VietCert xin gửi đến quý khách hàng các thông tin về hợp quy sản phẩm dệt may.
Liên hệ: Ms Vy-0903520599

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT


KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Nguyên tắc chung về thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật (Điều 18 chương III thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT)
1. Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật chỉ được tiến hành khi có Giấy phép khảo nghiệm.
2. Thực hiện khảo nghiệm thuốc BVTV sinh học và thuốc BVTV hóa học:
-  Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật sinh học: Thuốc bảo vệ thực vật sinh học chỉ yêu cầu khảo nghiệm hiệu lực sinh học diện rộng, không phải khảo nghiệm xác định thời gian cách ly, trừ Thuốc bảo vệ thực vật sinh học chứa hoạt chất pyrethrins, rotenone, nhóm avermectin thì phải khảo nghiệm hiệu lực sinh học diện hẹp và diện rộng. Nếu lần đầu đăng ký sử dụng trên cây ăn quả, cây chè, cây rau và bảo quản nông sản sau thu hoạch phải tiến hành khảo nghiệm xác định thời gian cách ly.
-  Cấp Giấy phép khảo nghiệm cho thuốc bảo vệ thực vật hóa học: Thuốc bảo vệ thực vật hóa học phải khảo nghiệm hiệu lực sinh học diện hẹp và diện rộng. Thuốc bảo vệ thực vật hóa học lần đầu đăng ký sử dụng trên cây ăn quả, cây chè, cây rau và bảo quản nông sản sau thu hoạch phải tiến hành khảo nghiệm xác định thời gian cách ly. (trừ trường hợp thuốc trừ cỏ dùng cho cây ăn quả lâu năm, chất dẫn dụ côn trùng, thuốc dùng để xử lý đất trước khi trồng, phòng trừ bệnh chết cây con, thuốc xử lý hạt giống, thuốc xử lý cành giâm, chiết cành).
3. Căn cứ thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), các Tiêu chuẩn cơ sở (TC) của Cục Bảo vệ thực vật.
4. Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký vào Danh mục phải do các tổ chức đủ điều kiện thực hiện.
5. Khảo nghiệm diện hẹp phải tiến hành trước khi thực hiện khảo nghiệm diện rộng.

Thực hiện khảo nghiệm (Điều 19 chương III thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT)
Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật đối với 01 đối tượng sinh vật gây hại trên 01 đối tượng cây trồng như sau:
1. Khảo nghiệm hiệu lực sinh học của thuốc bảo vệ thực vật sinh học gồm 04 khảo nghiệm diện rộng, cụ thể:
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại có tại 02 vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam), mỗi vùng khảo nghiệm tại 02 địa điểm (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh) hoặc 02 huyện/tỉnh (trong trường hợp cây trồng hoặc sinh vật gây hại chỉ có tại 01 tỉnh của vùng sản xuất).
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại chỉ có tại 01 vùng hoặc 01 tỉnh, khảo nghiệm tại 04 địa điểm của vùng (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh của vùng) hoặc 04 địa điểm của tỉnh (tại ít nhất 02 huyện của tỉnh đó).
2. Khảo nghiệm hiệu lực sinh học của thuốc bảo vệ thực vật hóa học; thuốc bảo vệ thực vật sinh học chứa hoạt chất pyrethrins, rotenone, nhóm avermectin âgồm 08 khảo nghiệm diện hẹp và 02 khảo nghiệm diện rộng. Nếu cây trồng hoặc sinh vật gây hại chỉ có tại 01 vùng sản xuất, số khảo nghiệm gồm 06 khảo nghiệm diện hẹp và 02 khảo nghiệm diện rộng, cụ thể:
a) Khảo nghiệm diện hẹp
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại có ở 02 vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam), mỗi vùng khảo nghiệm tại 04 địa điểm (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh). Trường hợp không đủ 04 tỉnh sản xuất tại mỗi vùng thì mỗi vùng khảo nghiệm tại 04 địa điểm (mỗi địa điểm tại 01 huyện của vùng đó).
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại có ở 01 vùng sản xuất, khảo nghiệm tại 06 địa điểm (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh hoặc 01 huyện trong vùng).
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại chỉ có tại 01 tỉnh sản xuất, khảo nghiệm tại 06 địa điểm của ít nhất 03 huyện trong tỉnh đó.
Đối với thuốc trừ cỏ trên lúa phải được thực hiện khảo nghiệm trong 02 vụ khác nhau.
b) Khảo nghiệm diện rộng
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại có tại 02 vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam), mỗi vùng khảo nghiệm tại 01 địa điểm.
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại chỉ có tại 01 vùng sản xuất, khảo nghiệm tiến hành tại 02 địa điểm của vùng (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh của vùng) hoặc 02 địa điểm của tỉnh (mỗi địa điểm tại 1 huyện nếu sinh vật gây hại chỉ có ở 01 tỉnh).
3. Khảo nghiệm xác định thời gian cách ly đối với 01 hoạt chất trên 01 đối tượng cây trồng gồm 04 khảo nghiệm diện rộng, cụ thể:
Đối với cây trồng có nhiều vụ/năm tại 02 vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam), mỗi vùng khảo nghiệm tại 02 địa điểm (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh, mỗi tỉnh 01 vụ hoặc mỗi địa điểm tại 01 huyện của vùng đó, mỗi huyện 01 vụ).
Đối với cây trồng có nhiều vụ/năm tại 01 vùng sản xuất khảo nghiệm tại 04 địa điểm (02 địa điểm /vụ; mỗi địa điểm tại 01 tỉnh hoặc 01 huyện của vùng đó).
Đối với cây trồng chỉ có 01 vụ/năm, tại 02 vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam), mỗi vùng khảo nghiệm tại 02 địa điểm (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh hoặc mỗi địa điểm tại 01 huyện của vùng đó).
Đối với cây trồng chỉ có 01 vụ/năm và chỉ có tại 01 vùng sản xuất, thì khảo nghiệm tại 04 địa điểm của vùng (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh của vùng) hoặc 04 địa điểm của tỉnh (tại ít nhất 02 huyện).

Những thông tin cơ bản trên đây mà VIETCERT chúng tôi cung cấp hy vọng có thể giúp ích phần nào cho việc tìm hiểu của quý khách. Ngoài ra VIETCERT chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, thực hiện chứng nhận Hợp Quy Thuốc bảo vệ thực vật, ISO,… trên toàn quốc hiện nay, mọi nhu cầu hay thắc mắc liên quan, quý khách hãy liên hệ ngay cho VIETCERT để được hỗ trợ sớm và tư vấn hoàn toàn miễn phí

·     Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
·     Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
·     Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
·     Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
·     Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
·     Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Hotline: Thành Vinh - 0903 50 52 71
Skype: vietcert.kinhdoanh93@gmail.com

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN 

Như đã biết hiện nay nhu cầu về phân bón trên thị trường nước ta khá cao, do đó nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả của sản phẩm đến cây trồng thì hiện nay đối với các đơn vị nhập khẩu hay sản xuất phân bón bắt buộc phải thực hiện khảo nghiệm phân bón 



⦀ KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN LÀ GÌ:
Khảo nghiệm Phân bón là quá trình thử nghiệm phân bón trên một đồng ruộng có quy mô vừa và nhỏ, từ đó theo dõi để đánh giá hiệu quả của Phân bón đối với cây trồng trong một khoảng thời gian và điều kiện nhất định.

⦀ CÁC LOẠI PHÂN BÓN KHÔNG CẦN KHẢO NGHIỆM 
   Trước khi sản xuất, lưu hành các sản phẩm phân bón trên thị trường, các doanh nghiệp cần phải khảo nghiệm phân bón để chứng thực công dụng của  loại phân bón đó. Tuy nhiên theo quy định Điểm a, khoản 2, Điều 13 của Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón, các loại phân bón sau đây không cần khảo nghiệm gồm:
👉Phân bón hữu cơ quy định tại các điểm a, e khoản 4 Điều 4 Nghị định này sử dụng bón rễ;
👉Phân bón đơn, phân bón phức hợp quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 4 Nghị định này sử dụng bón rễ mà trong thành phần không bổ sung các chất tăng hiệu suất sử dụng, chất cải tạo đất, vi sinh vật, chất sinh học, chất điều hòa sinh trưởng hay các chất làm thay đổi tính chất, công dụng, hiệu quả sử dụng phân bón;
👉 Phân bón là kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh được công nhận là tiến bộ kỹ thuật.
⦀  VÌ SAO PHẢI KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN?  KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN CÓ Ý NGHĨA GÌ?
 ♢ LÝ DO CẦN PHẢI KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN
  • Từng  loại cây trồng và từng điều kiện thổ nhưỡng khác nhau thì  nhu cầu về dinh dưỡng cũng khác nhau. Vì vậy, cần phải khảo nghiệm phân bón mới để xác định hiệu quả tác động của phân bón đối với cây trồng, cũng như hiệu quả kinh tế của việc sử dụng loại phân bón mới trong canh tác.
  • Nhà sản xuất thông qua việc khảo nghiệm phân bón sẽ biết được hàm lượng và cách sử dụng phù hợp nhất cho từng loại cây trồng và từng điều kiện thổ nhưỡng. Do đó biết được loại phân bón mình cần khảo nghiệm có phù hợp với thị trường kinh doanh của mình không. Không những thế, khảo nghiệm phân bón là cơ sở để nhà sản xuất đưa ra hướng dẫn sử dụng và những khuyến cáo cho người tiêu dùng.
  • Mặt hàng phân bón là một trong những sản phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng  đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường. Khảo nghiệm phân bón nhằm hạn chế những nguy hại về hệ sinh thái, dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, năng suất và chất lượng sản phẩm giảm sút.
  • Khảo nghiệm phân bón giúp cho cơ quan quản lý dễ dàng kiểm soát và quản lý. Sản phẩm đã khảo nghiệm sẽ được cơ quan quản lý và người tiêu dùng công nhận và việc lưu thông trên thị trường thuận lợi hơn.
Ý NGHĨA CỦA VIỆC KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN

  • Xác định hiệu quả tác động của phân bón đối với cây trồng, cũng như hiệu quả kinh tế của việc sử dụng loại phân bón mới trong canh tác.
  • Cung cấp những thông tin chính xác và cách sử dụng đối với từng loại đất để đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cũng như những khuyến cáo đối với người sử dụng.
  • Tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường, …
  •  Khảo nghiệm Phân bón là một quá trình bắt buộc phải thực hiện trong Quy trình được Nhà nước Quy định trước khi đưa Phân bón ra tiêu thụ ngoài thị trường.
⦀ QUY TRÌNH , HỒ SƠ KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN
Khi thực hiện khảo nghiệm phân bón đơn vị bạn cần chuẩn bị những hồ sơ sau:
- Đơn đăng ký khảo nghiệm;
- Đơn đăng ký nhập khẩu;
- Tờ khai kỹ thuật ( công dụng, thành phần ) của sản phẩm.
- Hợp đồng khảo nghiệm với đơn vị thực hiện khảo nghiệm
- Đề  cương khảo nghiệm do đơn vị thực hiện khảo nghiệm xây dựng
- Phiếu tra cứu nhãn hàng hóa của Cục sở hữu trí tuệ hoặc cam kết của doanh nghiệp về nhãn hiệu hàng hóa của mình không vi phạm vi định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
⦀ QUY TRÌNH TƯ VẤN HỖ TRỢ KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN CỦA VIETCERT
  • Tiếp nhận yêu cầu khảo nghiệm từ khách hàng
  • Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp làm hồ sơ khảo nghiệm
  • Bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng theo đề cương
  • Theo dõi, thu thập số liệu, tổng hợp báo cáo và báo cáo. Nghiệm thu kết quả khảo nghiệm
  • Hoàn tất các thủ tục để công nhận phân bón mới và bổ sung vào danh mục.


Những thông tin cơ bản trên đây mà VIETCERT chúng tôi cung cấp hy vọng có thể giúp ích phần nào cho việc tìm hiểu của quý khách.  VIETCERT chúng tôi là đơn vịị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, thực hiện chứng nhận Hợp Quy về Phân bón, Thuốc bảo vệ thực vật, Thức ăn chăn nuôi… trên toàn quốc hiện nay. 

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN - HỢP QUY VIETCERT

--------------------
Ms: NGUYỄN VŨ ANH THƯ
Tel0903505410

Skype: vietcert.kinhdoanh71@gmai.com
Zalo: 0962784153

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

GIẤY PHÉP KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐỂ ĐĂNG KÝ BỔ SUNG - ĐĂNG KÝ LẠI GIẤY PHÉP KHẢO NGHIỆM

GIẤY PHÉP KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐỂ ĐĂNG KÝ BỔ SUNG - 
ĐĂNG KÝ LẠI GIẤY PHÉP KHẢO NGHIỆM
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép khảo nghiệm để đăng ký bổ sung
Trường hợp Doanh Nghiệp bổ sung phạm vi sử dụng, thay đổi dạng thành phẩm, thay đổi hàm lượng hoạt chất, liều lượng sử dụng, cách sử dụng, bổ sung tên thương phẩm khác. Thì Doanh nghiệp phải tiến hành xin Giấy Phép Khảo Nghiệm để đăng ký bổ sung.
1.Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
- Bước 3: Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ
- Bước 4: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường) thẩm tra hồ sơ
- Bước 5: Sau khi nhận được ý kiến chấp thuận của Bộ trưởng Bộ NNPTNT, Cục Bảo vệ thực vật Cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
2.  Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Trực tuyến
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Trường hợp bổ sung phạm vi sử dụng, liều lượng sử dụng, cách sử dụng:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp
b) Trường hợp thay đổi dạng thành phẩm, thay đổi hàm lượng hoạt chất:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp
- Tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm
c) Trường hợp bổ sung tên thương phẩm khác:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Giấy tờ chứng minh tổ chức, cá nhân được đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam:
·        Bản chính hoặc bản sao chứng thực văn bản xác nhận là nhà sản xuất trong đó có thuốc bảo vệ thực vật đề nghị cấp giấy phép khảo nghiệm (đối với nhà sản xuất nước ngoài).
·        Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (có bản chính để đối chiếu) giấy phép thành lập công ty, chi nhánh công ty hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (đối với nhà sản xuất nước ngoài đăng ký lần đầu).
·        Bản chính giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho tổ chức, cá nhân đăng ký (trường hợp ủy quyền đứng tên đăng ký).
·        Bản sao chụp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (đối với tổ chức, cá nhân trong nước được ủy quyền đứng tên đăng ký lần đầu)
- Tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật
Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy và 01 bản điện tử định dạng PDF.
4. Thời hạn giải quyết: 
- 19 ngày làm việc không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- 24 ngày làm việc không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ đề nghị cấp trên 03 cây trồng hoặc 03 đối tượng sinh vật gây hại.

Cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật: Đối với trường hợp Giấy Phép bị mất hoặc bị hư hại không thể sử dụng được
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
- Bước 3: Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
- Bản chính Giấy phép khảo nghiệm đã được cấp (trừ trường hợp bị mất).
Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy
4. Thời hạn giải quyết:
07 ngày làm việc không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Những thông tin cơ bản trên đây mà VIETCERT chúng tôi cung cấp hy vọng có thể giúp ích phần nào cho việc tìm hiểu của quý khách. Ngoài ra VIETCERT chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, thực hiện chứng nhận Hợp Quy Thuốc bảo vệ thực vật, ISO,… trên toàn quốc hiện nay, mọi nhu cầu hay thắc mắc liên quan, quý khách hãy liên hệ ngay cho VIETCERT để được hỗ trợ sớm và tư vấn hoàn toàn miễn phí

·     Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
·     Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
·     Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
·     Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
·     Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
·     Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Hotline: Thành Vinh - 0903 50 52 71
Skype: vietcert.kinhdoanh93@gmail.com